Chuyên mục
Tản nhiệt nước

Tìm hiểu về tản nhiệt nước Phần 1

tan nhiet nuoc
tan nhiet nuoc

Tản nhiệt nước có những ưu điểm như không bụi, không ồn, nhiệt độ thấp… Thật tuyệt khi bạn có kinh nghiệm và hiểu biết để sở hữu một giải pháp làm mát bằng chất lỏng, và một khi đã sử dụng chắc chắn bạn sẽ không muốn quay lại với những chiếc quạt và những khối tản nhiệt nước cồng kềnh nữa

A.Khái niệm, nguyên tắc cơ bản 

tản nhiệt cpu
tản nhiệt cpu

Block: Có thể nói đây là trái tim của cả hệ thống, nó chịu trách nhiệm chuyển nhiệt lượng tỏa ra từ CPU vào nước, chính vì thế thiết kế của Block CPUsẽ rất quan trọng đối với hiệu năng tổng thể. Trên thế giới có nhiều dạng WaterBlock được thiết kế khác nhau. Đơn giản nhất là kiểu thiết kế theo từng lá giống tản nhiệt khí, cầu kì hơn là thiết kế thành nhiều rãnh nhỏ chạy trong khối đồng – nước sẽ vào ở đầu này và thoát ra ở đầu kia. Một số kiểu lạ mắt khác như của DangerDen trong hình dưới. Theo nguyên tắc vật lý, kim loại dẫn nhiệt tốt là vàng, sau đó là bạc, đồng và nhôm. Chính vì thế trên thị trường WaterBlock, bạn cũng sẽ thấy sự phân cấp tương tự. Tuy nhiên vì vàng và bạc khá đắt nên các nhà sản xuất thường chỉ dùng chúng ở một vài chi tiết, ví dụ dát ở đáy WaterBlock. Thông dụng nhất vẫn là các loại làm bằng đồng nguyên chất.

Nếu nhu cầu của bblock cpu2ạn cao hơn và muốn sử dụng nước để làm mát cho cả card đồ họa thì hãy lưu ý một chi tiết: Nên mua loại block lắp riêng cho GPU chứ không nên chọn những loại bao trùm cả card mặc dù có thể chúng hiệu quả hơn vì hai lý do. Thứ nhất, những loại kích thước lớn thường khó lắp đặt và thường xuyên gặp vấn đề không tương thích (chỉ cần một tụ điện nhỏ nằm sai vị trí là “to chuyện”). Thứ hai, loại block nhỏ dành riêng cho GPU thường được chăm chút hơn và chất liệu sử dụng thường tốt hơn.

Ở mức cao hơn, dân ép xung (overclocker) chuyên nghiệp còn sử dụng TNN cho tụ điện, RAM, đĩa cứng, chipset… Các loại block chuyên dụng này phải được gia công cẩn thận và thường có đặc điểm riêng. Chúng ta sẽ bàn tới chúng ở phần sau của bài viết.

 

radiator

B. Radiator: Vì tất cả thành phần tỏa nhiệt sẽ truyền nhiệt lượng vào chất lỏng bên trong hệ thống TNN nên một thiết bị giải phóng nhiệt ra khỏi vòng tuần hoàn này là điều bắt buộc, đó chính là radiator. Nó là thành phần quyết định hiệu năng và tuổi thọ của cả bộ tản nhiệt nước. Hãy thử hình dung sự vắng mặt của radiator, nước nóng từ CPU đi xuống sẽ không được làm mát và lại được đẩy lên CPU theo chu kì hoạt động, như vậy nhiệt độ nước sẽ ngày càng tăng và hệ quả tất yếu là máy tính sẽ treo khi nhiệt độ lên quá cao. Radiator về cơ bản chỉ đơn giản là một hộp thép với những đường ống dẫn và các lá kim loại mỏng gắn vào đó. Nhiệt lượng từ nước sẽ truyền vào các lá thép rồi một chiếc quạt sẽ thổi chúng tản mát vào không khí theo nguyên tắc tản nhiệt khí quen thuộc.

 

quat radQuạt dùng cho radiator khá quan trọng và phải được bố trí hợp lý để làm mát hiệu quả. Trước tiên, vì các lá thép của radiator rất gần nhau nên nếu quạt thổi từ phía trước, đa số không khí sẽ bị cản lại thay vì chui qua các khe hở. Chính vì thế mà bạn phải đặt quạt ở phía bên kia và xoay ngược lại để hút khí nóng tích tụ trong các khoang thép hẹp ra ngoài. Cũng từ nguyên tắc này mà các hộp radiator phải kín ở xung quanh và chỉ được hở hai chiều. Nếu có khe hở, bạn có thể dùng giấy các-tông hoặc bất cứ loại vật liệu nào để chèn kín lại. Các tấm chắn này còn có tác dụng giữ khoảng cách nhất định giữa mặt lá thép và quạt để tránh hiện tượng điểm chết ở tâm mô-tơ quạt (không có gió). Tuy nhiên, thường thì các bộ radiator đã có sẵn khe lắp quạt rất vừa vặn như bạn thấy ở hình trên.

tube mem
Ống nước mềm

C.TUBE ( Ống nước )Tản nhiệt nước chia làm nhiều trường phái,nhưng phổ biến nhất là 2 trường phái – đó là tube cứng và tube mềm (Tube là ống ) .Trong đó mỗi loại đều có những ưu nh

ược điểm khác nhau và hôm nay chúng ta sẽ so sánh giữa hai loại tube này như sau:

 

Trong một hệ thống tản nhiệt nước sẽ có một quy trình bắt buộc cơ bản như sau : Nước được đẩy nhờ Pumb(máy bơm) từ Tank ( bình nước ) đến nơi làm mát CPU ( Block) rồi đi qua RADIATOR ( két nước -hệ thốngtản nhiệt giống tủ lạnh,điều hòa). Và quan trọng nhất giữa các phần đó luân chuyển với nhau nhờ Tube.

Đối với những người bắt đầu công cuộc chơi WC thì thường sẽ nghĩ ngay đến tube mềm bởi sự dễ dàng khi lắp đặt, và tính kinh tế khi cần 1 bộ wc với giá rẻ nhất có thể. tube mềm đem lại cho chúng ta khá nhiều sự tiện lợi như:

– Rất dễ trong việc đo cắt

– Dễ đi những phần cua

– Tháo nước khỏi hệ thống dễ dàng

– Không đòi hỏi những công cụ (tool) chuyên dụng cũng có thể làm được 1 dàn tube mềm

Song tube mềm cũng có nhiều hạn chế như :

– Mặt thẩm mĩ, để đi đc 1 dàn tube mềm đẹp cần phải có sự hỗ trợ của khá nhiều fitting cua góc 45 90 độ nhằm tránh cho tube ko bị gập quá nhiều dẫn đến tắc đường ống như vậy bạn sẽ phải tốn thêm 1 khoản không nhỏ cho các fitting góc này

– Sử dụng ống mềm sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng bám trắng, ố các phần đầu ống với fitting cần được cắt bỏ phần hết khả năng đàn hồi sau 1 thời gian dài sử dụng không phù hợp với những đường nước dài và cần thẳng.

TUBE Cứng

Trái với tube mềm là tube cứng loại tube thường đc dùng trong những hệ thống WC khủng long. cái tên nói lên tất cả chất liệu tạo thành là acrylic hay còn gọi là mica. Tube cứng là những ống mica thẳng vậy câu hỏi là làm thế nào để nối các thiết bị bằng tube cứng trong khi đường đi không hề thẳng!

Đối với tub

hard tube
Uống nước cứng

e cứng cách chơi được chia làm 2 dạng:

Uốn ống và đi ống thẳng.

Về mặt uốn ống: Tube cứng sẽ được uống bằng cách sử dụng súng nhiệt làm mềm mica sau đó được uốn theo góc cần thiết. Thay vì dùng kéo để cắt phần thừa thì tube cứng phải dùng cưa tay để cắt. Chưa hết sau đó chúng ta còn cần mài vát cạnh đầu của tube để đưa được vào trong các đầu khớp nối ( fitting hard tube). Đối với người chơi uốn ống đây là công việc chiếm nhiều thời gian nhất và cũng rất vất vả, tốn kém bởi chỉ cần thiếu vài milimet là công sức uốn cưa mài sẽ tan thành mây khói đặc biệt là phải bỏ cả đoạn tube cứng đi. Việc gắn 2 đầu ống vào khớp nối ( fit ) cũng rất khó khăn khi 2 đầu cố định

Phần đi ống thẳng thì dễ dàng hơn khi chỉ cần cắt ống thành những đoạn theo yêu cầu và sử dụng rất rất nhiều các loại addapter nhằm làm cho đường đi giữa 2 thiết bị thành 1 đường thẳng. Đây là 1 trường phái lấy tiền đè người khi để đi được 1 đoạn cua 90 độ giữa 2 thiết bị cần đến 4 fiting hard tube cùng 1 adapter 90 độ, trong khi 1 hệ thống uống ống giữa 2 thiết bị chỉ cần 2 fitting. Nôm na là khi này bạn sẽ đi nhiều đường song song vát thẳng đẹp nhưng đồng nghĩa với giá tiền đội lên rất cao.

Tube cứng đem lại cho hệ thống sự chuyên nghiệp, đẳng cấp, nhưng bù lại thời gian công sức bỏ ra lớn hơn rất nhiều so với tube mềm như:

– Các đường ống rất đẹp

– Hệ thống gọn gàng chắc chắn

– Dễ dàng đặt các thiết bị ở giữa đoạn ống

– Thích hợp với những đoạn cần đi ống dài

Nhưng cái gì cũng có hai mặt,ưu điểm cũng sẽ có những nhược điểm:

– Đầu tiên là sự khó khăn trong quá trình xử lí ống

– Cần nhiều tool cho việc đi ống

– Quá trình uốn ống khá phức tạp và rủi do cao

– Nếu sử dụng cách đi ống thẳng số tiền bỏ ra rất lớn.